








1001 cách làm đẹp bằng lá Tía Tô
Tía tô trong tiếng Nhật có nghĩa là “Cây tím làm hồi sinh”, được người Nhật sử dụng từ rất lâu và sử dụng phổ biến khi ăn sống cùng hải sản, uống trà tía tô. Người Nhật thường xuyên sử dụng trà tía tô để tắm, trà có tác dụng dưỡng da, giảm khô ngứa da do tía tô có tác dụng làm ẩm, dịu da và tăng cường trao đổi chất.
PGS. TS Trần Công Khánh, TT Nghiên cứu và Phát triển Cây thuốc dân tộc cổ truyền, cho biết: “Dưới góc độ Đông y, tía tô là cây thuốc có tác dụng làm cho cơ thể chúng ta toát ra mồ hôi, kế hợp với hành làm tiết ra các dịch vị. Bát cháo hành tía tô có tác dụng giải cảm cho bệnh nhân cảm. Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng dân gian khi người bệnh lấy lá tía tô non, vò ra, sát vào các mụn cơm thì mụn cơm sau một số lần sát như vậy sẽ bay mất, khi các mụn cơm chính bay mất thì những mụn cơm nhỏ dần cũng bay theo".
"Không chỉ có nhiều tác dụng đối với lá tía tô, y học cổ truyền còn sử dụng cả hạt tía tô còn gọi là “tô tử”. Trong hạt tía tô có tới 40% dầu béo, ép dầu ấy ra thành thứ dầu ăn, cũng có thể làm thành thuốc. Cây tía tô là cây rất hay, gia đình nào cũng nên trồng một ít để làm gia vị sạch, không bị nhiễm thuốc sâu, đề phòng khi cần đến là có ngay vị thuốc ở trong nhà
Lá Tía tô có hai loại: Tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô lá quăn, mài tía sẫm, mùi thơm nồng.
Da bị mẩn ngứa do tiếp xúc với ánh mặt trời, do côn trùng...người ta thường vò nát lá tía tô vào chậu tắm và dùng bã chà sát vào da.
Trong nha khoa người ta dùng lá Tía Tô để làm nước súc miệng như một loại nước làm sạch răng miệng, làm thơm miệng.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng lá tía tô để trị mụn bọc và mụn cóc. Theo đó, vò nát hoặc giã nát là tía tô, chà lên mụn thịt hoặc mụn cóc. Sau đó, dùng gạc để quấn chặt hoặc dùng băng dính cuốn chặt ở chỗ đắp. Thực hiện trong vài tuần liên tục, các mụn thịt, mụn cóc sẽ nhỏ lại và biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng.
Lá tía tô giàu hàm lượng Ca, Fe, và P ...tía tô có tác dụng làm đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy – Tổng thư ký Hội Dược Liệu Tp.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
Dưới góc độ Đông y, hương vị của Tía Tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hồi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành ( một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị ) thì cháo hành – tía tô sẽ có tác dụng cho những người giải cảm cho người bị cảm.
- Sữa “rủ nhau” tăng giá bán (28/03/13)
- Kem chống nắng phù hợp cho da (28/03/13)
- Ảnh hiếm Hoàn Châu cách cách (29/03/13)
- Giá xăng cao kỷ lục gây bức xúc (29/03/13)
- Lưu luyến mây núi Cao Bằng (30/03/13)
- Nhà chọc trời Dubai nhìn từ trên cao (01/04/13)
- Những bộ phim cho ngày Cá tháng Tư (01/04/13)
- Sao Việt ‘rủ nhau’ trêu đùa ngày Cá tháng tư (02/04/13)
- Bán cả tạ rau không mua được cân thịt (02/04/13)
- Ảnh cổ chưa công bố về Hà Nội (24/03/12)
- Ghế xếp lớn nhất thế giới (24/03/12)
- Thăm 10 bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới (24/03/12)
- Những “bom sex” tuổi rắn của Vbiz (15/01/13)
- Gạo tẻ trắng da ngày lạnh (16/01/13)
- Giỏ quà tết Dịch vụ quà tết 2013 (16/01/13)